Những điều bạn cần biết về ngành Tâm lý học?

1. Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Tâm lý học
   Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết nhu cầu nhân lực ngành tâm lý học trong thời gian tới rất lớn. Riêng TP.HCM cần đến hàng ngàn người mỗi năm. Trong đó, có những công việc kết hợp giữa ngành tâm lý học với khoa học xã hội, pháp luật, giáo dục như tư vấn học đường, tâm lý xã hội, tâm lý điều trị bệnh lý…
2. Ngành Tâm lý học là gì?
   Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu tinh thần, hành vi, tư tưởng con người. Cụ thể hơn là nghiên cứu việc xử lý thông tin cũng như biểu hiện hành vi của con người (cảm xúc, ý chí, suy nghĩ, hành động); làm rõ những bản chất thật sự bên trong của con người bằng cách đi sâu vào từng ngõ ngách đời sống xoay quanh chủ thể con người từ văn hóa, y học, giáo dục, đến kinh tế, chính trị…
   Những người được gọi là nhà tâm lý học là người có chuyên môn về ứng dụng, nghiên cứu về hàn lâm ở lĩnh vực này. Ngoài ra, tâm lý học cũng có thể được phân loại riêng ra theo nhiều ngành khác như: nhà nghiên cứu nhận thức, nhà nghiên cứu xã hội học và nhà nghiên cứu hành vi. Và Nhiệm vụ của một nhà tâm lý học cần làm là phải hiểu rõ vai trò, chức năng tinh thần trong hành vi (có thể là tính cá nhân hoặc xã hội), cùng với việc sẽ khám phá ra quá trình sinh lý và vật lý, tìm ra cái nền tảng ở chức năng, hành vi trong nhận thức.
3. Để theo đuổi ngành Tâm lý học bạn cần những tố chất gì?
   Muốn trở thành một nhà tâm lý học và là chuyên gia trong lĩnh vực này bạn cần có những tố chất sau:
    ✔️ Nhạy cảm, tinh tế, nhẹ nhàng: đây là nghề chăm sóc, hỗ trợ tinh thần cho con người. Khi có những tình huống xảy ra bạn sẽ là người giúp gỡ bỏ những mâu thuẫn, rắc rối trong vấn đề. Vì vậy, bạn phải thực sự nhạy cảm, tinh tế hiểu thấu mọi khía cạnh của sự việc để đưa ra hướng giải quyết phù hợp. 
    ✔️ Biết lắng nghe và thấu hiểu: để giúp người khác giải quyết vấn đề trong tâm tư của họ, bắt buộc bạn phải biết lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ để người đối diện cảm thấy giải quyết được một phần rối loạn của mình. Sau đó, bạn sẽ trợ giúp bệnh nhân bằng các phương pháp phù hợp. 
    ✔️ Tâm hồn phóng khoáng, tấm lòng vị tha, độ lượng, không toan tính là yếu tố cần thiết để dẫn bạn đến thành công ở lĩnh vực này. 
    ✔️ Sử dụng trí tuệ cảm xúc nhiều hơn trí tuệ logic. Khả năng giao tiếp, ngôn ngữ hoạt bát cũng là điều cần thiết để làm việc thành công. 
4. Học Tâm lý học ra trường làm công việc gì?
   Jason Chow, sinh viên ngành Tâm lý học tại Đại học University College London nói: ‘Ai cũng có lựa chọn nghề nghiệp riêng mình. Nếu theo học ngành tâm lý học, bạn có thể sẽ tránh được rất nhiều khuôn mẫu định kiến; thay vào đó là vô số lựa chọn – có người muốn nghiên cứu bệnh tự kỷ, người lại lựa chọn làm bác sỹ, người khác lại chọn làm cho ngân hàng đầu tư. Tâm lý học là một lựa chọn hoàn hảo, phù hợp với những con người và tính cách khác nhau, giúp bạn đến được với rất nhiều lĩnh vực ngành nghề đa dạng.
   Sau khi tốt nghiệp bạn có thể đảm nhận các công việc sau:
    ✔️ Nhà tâm lý học đường:
   ✔️Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
    ✔️ Công việc chính là tham gia vào việc giúp cho những học sinh có thể giải tỏa được những áp lực, khúc mắc trong học tập, cuộc sống từ đó có thể chuyên tâm vào việc học tập đạt thành tích tốt.
    ✔️ Nhà trị liệu tâm lý:
    ✔️ Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý.
    ✔️ Công việc của bạn có thể là làm việc độc lập hoặc hỗ trợ cho các bác sĩ tâm thần giúp cho người cần trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý với người khác cũng như là những khó khăn tâm lý của chính bản thân mình.
    ✔️ Chuyên viên tham vấn:
    ✔️ Làm việc tại các trung tâm tư vấn, trực các đường dây nóng, tổ chức phi chính phủ…
    ✔️Công việc của bạn là gặp gỡ, trò chuyện giúp cho những người có nhu cầu hiểu, nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm cách giải quyết.
    ✔️ Nhà tâm lý học:
    ✔️ Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng, các công ty truyền thông…
    ✔️ Công việc của nhà tâm lý học cũng rất đa dạng, họ có thể làm công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách liên quan đến tâm lý ứng dụng trong quản trị, kinh doanh, tham gia vào các dự án, tổ chức trong và ngoài nước.
    ✔️ Nhà tư vấn tuyển dụng:
    ✔️ Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện…
    ✔️ Công việc của bạn là giúp các nhà quản lí doanh nghiệp, tổ chức… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp.
5. Học Tâm lý học tại Đại học Văn Hiến có gì thú vị?
Giảng viên và sinh viên ngành Tâm lý học trường ĐH Văn Hiến tham gia trải nghiệm công việc tại bệnh viện Tâm thần. 
   Bám sát theo định hướng đào tạo mang tính ứng dụng, ĐH Văn Hiến thường xuyên tổ chức cho sinh viên tâm lý học đi thực tế nghề nghiệp tại các bệnh viện, trung tâm quản trị nhân sự để quan sát, học hỏi, nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia và có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia nhiều lớp kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng chinh phục nhà tuyển dụng hay giao lưu cùng các chuyên gia tư vấn tâm lý…, từ đó giúp sinh viên có thêm kiến thức và tự tin hòa nhập vào thị trường nghề nghiệp sau khi ra trường. 
  
Sinh viên Văn Hiến thực tập tại trường học
   Sinh viên năm 3 ngành Tâm lý học trường ĐH Văn Hiến chia sẻ: “Học tâm lý học, mình không lo lắng về cơ hội việc làm sau khi ra trường. Ngay từ năm 3, mình đã làm trợ giảng bồi dưỡng kỹ năng mềm cho các em nhỏ tại các trường tiểu học quốc tế. Với kinh nghiệm làm việc thực tế và kiến thức truyền đạt từ các giảng viên kinh nghiệm ở trường, mình tự tin sau khi ra trường sẽ được các công ty quản lý nhân lực, trung tâm tư vấn tâm lý hay các trường học chào mời”. 
   Đương nhiên đi kèm với những cơ hội lớn luôn là thách thức. Nhưng theo ngành tâm lý học, sinh viên sẽ được đối đầu với những thách thức thú vị. Ở ngành này, sinh viên sẽ học từ tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học tội phạm, tâm lý học tôn giáo, tâm lý học quản trị kinh doanh… cho đến tâm lý học vũ trụ. Bên cạnh lý thuyết, sinh viên phải dành nhiều thời gian cho việc quan sát, học hỏi và thực hành trên chính những trường hợp xung quanh. Việc luyện giọng nói tròn vành rõ chữ và truyền cảm, thu hút cũng là lợi thế cho nghề nghiệp sau này.
6. Tâm lý học có bao nhiêu chuyên ngành?
Ngành Tâm lý học tại ĐH Văn Hiến có 2 chuyên ngành cho sinh viên lựa chọn:
   ⦁ Tham vấn và trị liệu tâm lý: Chương trình đào tạo

   ⦁ Tham vấn tâm lý và quản trị nhân sự: Chương trình đào tạo

Vậy ngành đào tạo là gì? Và chuyên ngành đào tạo là gì?
   Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành. 
   Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo. 

Leave Comments

0986.425.099
0986425099